LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đánh dấu đỉnh cao của văn minh nhân
loại, được kỳ vọng sẽ tạo ra những điều kỳ diệu cho cuộc sống con người. Nắm bắt cơ
hội từ cuộc cách mạng này, mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng cần có
một số yếu tố quan trọng đó là: người lãnh đạo, quản lý sáng tạo với tầm nhìn 4.0; nguồn
nhân lực chất lượng cao với cơ sở hạ tầng đồng bộ cho tiến bộ khoa hoc, công nghệ và
đổi mới sáng tạo.
CMCN 4.0 đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải là những chuyên gia, vững về
chuyên môn có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp
thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các
chứng cứ và dữ liệu. Nhằm giúp người lãnh đạo, quản lý bắt nhịp với dòng chảy của cuộc
cách mạng này, một số vấn đề cần lưu ý sau:
Một là, vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trong việc đổi
mới cơ chế, chính sách; áp dụng mô hình doanh nghiệp 4.0 với người lãnh đạo kiệt xuất,
doanh nghiệp tự chủ, nhân viên sáng tạo. Liên kết, hợp tác quốc tế trong sản xuất kinh
doanh thông qua các hoạt động hợp tác đa phương, song phương như nghiên cứu khoa
học, trao đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Hai là, người lãnh đạo, quản lý cần tập trung mọi nỗ lực tạo nên những chuyển biến
tích cực trong doanh nghiệp thông qua việc đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý kinh
tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực. Trong môi trường 4.0, chính là sự
lên ngôi của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, trạng thái số hóa và thông minh hóa
các ứng dụng công nghệ thông tin, cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy sản phẩm làm
trung tâm và sự ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất.
Ba là, đối với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, người lãnh đạo, quản lý nên:
(i) Đầu tư, tạo điều kiện cho những nhà khoa học, kỹ sư sáng tạo, biến ý tưởng triển vọng
thành sản phẩm; đầu tư đặc biệt cho những ý tưởng đột phá. (ii) Lấy tính sáng tạo của sản
phẩm khoa học, công nghệ làm tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng
như đánh giá hiệu quả công việc và định mức thu nhập của các nhà khoa học, kĩ sư sáng
chế…để không ngừng đam mê nghiên cứu và sáng tạo.
Như vậy, trong cuộc CMCN 4.0, vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý càng trở nên
quan trọng. Các quyết định cần thiết phải được đưa ra nhanh hơn và kịp thời hơn. Người
lãnh đạo chính là người mưu tính toàn cục, là người đưa ra quyết định cuối cùng để giải
quyết các vấn đề khó khăn. Thực lực của người lãnh đạo xuất phát từ phán đoán chính
xác về các thay đổi trong tương lai. Giữa kế hoạch và biến đổi, giữa nghĩ và làm, giữa tri
thức và hành động có khoảng cách rất lớn. Thu nhỏ một cách tối đa những khoảng cách
này chính là nhiệm vụ lớn lao của người lãnh đạo.
Ngoại trừ quyền lực cứng đủ để điều khiển sự phát triển của doanh nghiệp, người
lãnh đạo còn cần phải có khả năng thích ứng. Một người lãnh đạo kiệt xuất là người có
thể căn cứ vào quy mô lớn nhỏ và các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp để
sẵn sàng điều chỉnh phương pháp và phong cách lãnh đạo của mình. Giống như
Konosuke Matsushita từng nói: “Khi nhân viên của tôi có 100 người, tôi cần phải đứng
trước mặt họ để chỉ huy; khi nhân viên của tôi có 1000 người, tôi cần phải đứng ở giữa
họ, khẩn cầu nhân viên dốc sức hỗ trợ; khi nhân viên của tôi lên đến hàng chục nghìn
người, tôi chỉ cần đứng phía sau họ, trong lòng cảm kích là được.”
Sức ảnh hưởng của lãnh đạo là một dạng của quyền lực mềm. Cái gọi là sức ảnh
hưởng chính là năng lực khi một người tiếp xúc với người khác tạo nên tác động thay đổi
hành vi và tâm lí của người kia. Sức ảnh hưởng được hiểu là khả năng thuyết phục một ai
đó hành động và suy nghĩ theo cách chúng ta muốn. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của một
người cũng tùy thuộc vào từng đối tượng, hoàn cảnh… mà thay đổi.
Với tư cách là một người lãnh đạo, cần phải nỗ lực học tập, không ngừng tiếp nhận
tri thức mới, tăng thêm kĩ năng và năng lực, từ đó có thêm tài phán đoán, tài tổ chức, tài
chỉ huy bài binh bố trận, tài sáng tạo theo kịp thời đại và tài ứng biến lãnh đạo và thay đổi
khi cần thiết. Người Nhật có một khái niệm là “kaizen”, có nghĩa là cải tiến liên tục -nghĩa là luôn đặt câu hỏi để công việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Và bạn sẽ
làm tốt hơn bằng cách thay đổi. Nếu bạn dậm chân tại chỗ có nghĩa là bạn đang tạo cơ
hội để đối thủ vượt lên trên.
Người lãnh đạo không chỉ là trụ cột mà còn tài sản lớn nhất của doanh nghiệp; không
chỉ có năng lực, kĩ năng, mà càng phải có trí lực và trực giác tinh tường để tháo gỡ thông
suốt mọi chuyện, đồng thời không ngừng đột phá, mở rộng giới hạn của bản thân. Ngoài
ra, nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với khủng hoảng và biến động, từ rò rỉ thông
tin, đến thiên tai hay đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nền kinh tế tê
liệt, gần như chết đứng. Giữa cơn biến động này cần có nhà lãnh đạo vượt qua khủng
hoảng và đưa ra những quyết định tốt hơn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tập thể tác giả do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng làm chủ biên,
đã nghiên cứu biên soạn tập sách “Nghệ thuật lãnh đạo” gồm với 27 chương và 3 tập sẽ
cung cấp kiến thức tương đối toàn diện trong lĩnh vực lãnh đạo.
Sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo – Tập 1
219.000 VNĐ 179.000 VNĐ
- Tác Giả: TS. Nguyễn Văn Hùng
- TẬP 1: KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật lãnh đạo
Chương 2: Quyền lực và sự ảnh hưởng lãnh đạo
Chương 3: Hiệu quả của quyền lực và các chiến lược
Chương 4: Phẩm chất năng lực và kỹ năng lãnh đạo
Chương 5: Bản chất công việc và vai trò người lãnh đạo
Chương 6: Phong cách lãnh đạo và sự ảnh hưởng
Chương 7: Thực tiễn lãnh đạo
Chương 8: Lãnh đạo ra quyết định nhóm
Chương 9: Lãnh đạo sự thay đổi trong tổ chức
Danh mục: SÁCH ONLINE